Bánh dày – Nét văn hoá độc đáo trong đám cưới hỏi của người Tày

0
354

Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo. Trong khuôn khổ bài viết này, vivuvietnam.net sẽ cùng bạn khám phá món bánh bày, một lễ vật cưới hỏi không thể thiếu của người Tày.

Bên cạnh rượu, xôi, gà, trầu cau, trà nước,…thì văn hoá cưới hỏi của người Tày luôn có bánh dày, như một lễ vật bắt buộc trong mỗi lễ cưới.

Từ những ngày xa xưa, tục dựng vợ gả chồng của người Tày đã tiến bộ hơn rất nhiều. Các chàng trai, cô gái được tự do tìm hiểu nhau. Cho tới khi quyết định “về chung nhà”, gia đình nhà trai sẽ cử người sang nhà đằng gái xin được “xem duyên số” của cả hai bằng cách mang họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người con gái nhờ thầy Tào xem và chọn giúp một ngày lành tháng tốt tổ chức lễ ăn hỏi…

Bánh dày - Lễ vật quan trọng trong đám cưới người Tày
Bánh dày – Lễ vật quan trọng trong đám cưới người Tày

Lễ ăn hỏi của người Tảy, nhà trai sẽ phải chuẩn bị lễ sang nhà gái. Hai bên cùng bàn bạc, thống nhất việc tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ, trong đó có việc thỏa thuận về các lễ vật nhà trai phải đem sang nhà gái.

Song dù thời nào thì sính lễ trong đám cưới đều không thể thiếu bánh dày. Số lượng bánh bày bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào họ hàng nhiều hay ít và do cả hai bên thoả thuận.

Thú vị nhất là vài hôm trước ngày cưới, không khí chuẩn bị cho đám cưới diễn ra hết sức náo nhiệt. Chủ nhà sẽ nhờ những người phụ nữ bà con trong dòng họ hoặc người trong làng đến giã bánh dày. Ai cũng sẵn lòng giúp đỡ như một cách bày tỏ niềm vui, chúc phúc tốt đẹp cho đôi trẻ.

Bánh dày được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái trước lễ cưới.
Bánh dày được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái trước lễ cưới.

Gạo được chọn để làm bánh dày sẽ là gạo nếp ngon. Sau khi gạo nếp được đồ chín sẽ cho vào những cái cối bằng gỗ để giã nhuyễn rồi đem ra nặn. Với những bánh loại nhỏ, nhân bánh thì vừng đen giã mịn trộn với đường mật hoặc nhân đỗ xanh. Đặc biệt là cặp bánh to nhất ( có tên gọi khác là bánh mẹ, sẽ không có nhân. Bù lại sẽ lấy mực từ nước quả mồng tơi chín nhuộm, một mặt để có màu đỏ tím, mặt còn lại sẽ viết lên chữ “phúc” hoặc chữ “hỷ”.

Tục lấy bánh dày trong lễ cưới của người Tày có từ xa xưa rồi, nhưng bây giờ không nặng nề như ngày xưa nữa. Tùy vào yêu cầu của từng nhà, có nhà thì yêu cầu sẽ lấy 100 cái bánh để phát họ, còn một số gia đình thường chỉ yêu cầu nhà trai lấy bánh để cúng bàn thờ tổ tiên. Bánh dày được đặt lên bàn thờ thì được làm to hơn, gọi là bánh mẹ và thường chỉ yêu cầu lấy 1 đôi, còn bánh phát họ thì to sẽ bằng cái bát con, phát cho mỗi gia đình 1 đôi. Có một số gia đình thì yêu cầu nhà trai đem bánh dày sang từ hôm ăn hỏi để phát họ, nhưng cũng có nhiều gia đình thường chỉ yêu cầu gói gọn trong ngày cưới để phát cho những người đã mời đến tham gia lễ ăn hỏi.

Trước lễ cưới một ngày, nhà trai sẽ mang bánh dày sang nhà gái. Đa phần số bánh dày này sẽ được chia cho khách mời đến dự đám cưới, mỗi người một cặp. Chắn hẳn với những tín đồ thích khám phá thì cơ hội tham dự đám cưới của người Tày hẳn sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm đáng nhớ đấy.